Lưu vực sông hồng
LƯU VỰC SÔNG HỒNG
Tổng diện tích lưu vực sông Hồng là 169.000 km2, trong đó phần diện tích lưu vực thuộc Trung quốc là 81.240 km2 (48%). Lượng mưa trung bình hàng năm của lưu vực vào khoảng 3000mm. Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm l0,7 tỷ m3.
LƯU VỰC SÔNG HỒNG
Tổng diện tích lưu vực sông Hồng là 169.000 km2, trong đó phần diện tích lưu vực thuộc Trung quốc là 81.240 km2 (48%). Lượng mưa trung bình hàng năm của lưu vực vào khoảng 3000mm. Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm l0,7 tỷ m3.
LƯU VỰC SÔNG THAO
Tổng lượng nước tiểu lưu vực sông Thao là 26tỷ m3, trong đó 18tỷ m3 từ Trung Quốc chảy vào và dòng chảy do mưa khá phong phú 7,9 tỷ m3, trong đó lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 70-85%. Khu vực thượng lưu sông Thao đủ độ ẩm và trữ lượng dòng chảy sông ngòi đáp ứng nhu cầu về nông nghiệp và các nhu cầu kinh tế khác.
Trữ lượng tiềm năng khai thác nước ngầm khá phong phú, tính theo các cấu trúc chứa nước của phần thượng lưu là 4tỷ m3/năm, phần hạ lưu có lưu lượng khoảng 450 m3/ngày/km2, như vậy nước ngầm có thể đáp ứng cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt đồng thời có thể sử dụng để tưới cho cây công nghiệp và cấp nước cho công nghiệp chế biến, khai khoáng.
TIỂU LƯU VỰC SÔNG ĐÀ
Tiểu lưu vực sông Đà phần lãnh thổ Việt nam có diện tích lưu vực là 25.200 km2. Tổng lượng nước từ ngoài lưu vực chảy vào: 26 triệu m3/năm, lượng mưa năm trên toàn lưu vực: 50 triệu m3/năm, tổng lượng bốc hơi trên toàn diện tích: 24 triệu m3/năm, tổng lượng dòng chảy phát sinh tại chỗ và từ ngoài vào: 52 triệu m3/năm. Có thể nói tài nguyên nước trong tiểu lưu vực sông Đà là phong phú, các sông suối thuộc tiểu lưu vực sông Đà có độ dốc lớn tạo ra tiềm năng thuỷ điện lớn nhất trong các sông Việt nam, chiếm tới 35% tổng tiềm năng thuỷ điện cả nước.
TIỂU LƯU VỰC SÔNG LÔ
Tiểu lưu vực sông Lô-Gâm phần lãnh thổ Việt nam có diện tích lưu vực là 22.570 km2. Tổng lượng nước từ ngoài lưu vực chảy vào: 13 triệu m3/năm, lượng mưa năm trên toàn lưu vực: 49 triệu m3/năm, tổng lượng bốc hơi trên toàn diện tích: 26triệu m3/năm, tổng lượng dòng chảy phát sinh tại chỗ: 21triệu m3/năm, tổng lượng dòng chảy phát sinh tại chỗ và từ ngoài vào: 34triệu m3/năm. Tài nguyên nước trong tiểu lưu vực sông Lô-Gâm khá phong phú. Phần thượng lưu của tiểu lưu vực thuộc sông Lô có lượng nước tổng cộng trên ha từ 14.000-16.000 m3/ha được đánh giá là vùng nhiều nước, các sông suối thuộc vùng này có độ dốc lớn tạo ra tiềm năng thuỷ điện nhỏ khoảng 8.535 kw.
TIỂU LƯU VỰC THƯỢNG LƯU SÔNG THÁI BÌNH
Cũng như toàn vùng Bắc bộ, lãnh thổ vùng thượng lưu sông Thái bình nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu. Do hệ quả của nhiều hệ thống gió mùa tác động, đã phân hoá khí hậu trong vùng thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa đông bắc. Thời kỳ này lạnh và ít mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Tây nam kết hợp với các nhiễu động thời tiết phổ biến là Bão, hội tụ, đường đứt,... làm cho thời tiết mùa này nóng ẩm và mưa nhiều. Các đặc trưng khí hậu chủ yếu trong vùng như sau:
Nhiệt độ không khí trung bình: 22,6o C
Nhiệt độ không khí cao nhất: 40,5o C
Nhiệt độ không khí thấp nhất: -1,8o C
Độ ẩm không khí trung bình: 83%
Lượng bốc hơi trung bình: 786 mm
Tổng số giờ nắng trung bình: 1540 giờ
Tốc độ gió lớn nhất: 36 m/s
Lượng mưa bình quân lưu vực: 1669 mm
Địa hình trong vùng chủ yếu là các vùng đồi núi có độ dốc khá lớn nên các sông, đặc biệt là các sông nhánh cấp 3, đều có độ dốc rất lớn,
Tổng lượng nước của toàn vùng là 11tỷ m3, là lượng nước đóng góp của 3 sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục nam có tổng lượng nước là 4,5 tỷ m3, 4,2 tỷ và 2,4 tỷ m3. Do lượng mưa trên toàn vùng không lớn nên dòng chảy cũng chỉ thuộc loại trung bình với mô duyn bình quân khoảng 22 l/s.km2 nhỏ hơn nhiều so với vùng đông bắc Quảng ninh và một số vùng ở trong lưu vực sông Hồng. Sự phân bố dòng chảy năm trên toàn vùng hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa, vì vậy cũng giống như chế độ mưa, chế độ dòng chảy cũng được phân thành 2 mùa: dòng chảy mùa lũ xẩy ra từ tháng 6 đến tháng 9 và dòng chảy mùa kiệt từ tháng 10 năm trước đên tháng 5 năm sau.
VÙNG ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG- THÁI BÌNH.
Đồng bằng sông Hồng nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bắc bán cầu, một năm phân thành hai mùa rõ rệt: mùa đông kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa đông bắc và xen kẽ với gió mùa tín phong làm cho thời kỳ này lạnh và ít mưa. mùa hạ kéo dài từ tháng 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Tây nam kết hợp với các nhiễu động thời tiết phổ biến là bão, hội tụ, đường đứt... làm cho thời tiết mùa này nóng ẩm và mưa nhiều thường gây úng lụt ảnh hưởng đến đời sống người dân trong vùng. Các đặc trưng yếu tố khí hậu trong vùng như sau:
Nhiệt độ không khí tb: 23,3 oC
Nhiệt độ không khí max: 42.8 oC
Nhiệt độ thấp nhất: 2,7 oC (Bắc Giang, ngày 12/1/1955)
Lượng bốc hơi trung bình: 878 mm/năm
Lượng bốc hơi cao nhất: 1012 mm (tại bắc giang)
Lượng bốc hơi nhỏ nhất: 698 mm/năm (phủ liễn)
Độ ẩm không khí trung bình: 84%
Tốc độ gió trung bình: 2,0 m/s-2.5 m/s
Tổng số giờ nắng khoảng :1500-1600 giờ
Lượng mưa bình quân vùng ĐB: 1500-1800 mm/năm
Vùng đồng bằng sông Hồng được nhận nước từ các hệ thống sông lớn phía thượng lưu đổ về đó là hệ thống sông Hồng, bao gồm các nhánh sông chính là: sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Thao nhập lưu tại Việt trì và hệ thống sông Thái Bình gồm các nhánh chính là sông Cầu, sông Thương, sông Lục nam nhập lưu tại Phả lại.
Sông Hồng và sông Thái bình có tổng lượng nước hàng năm là 137 tỷ m3/năm. Nếu tính riêng sông Hồng đến Sơn tây có tổng lượng nước là 117 tỷ m3/năm. lượng nước sông Thái bình tính đến Phả lại là 11 tỷ m3/năm. Nếu toàn bộ lượng nước sông Hồng và sông Thái bình chỉ phục vụ cho vùng châu thổ thì hàng năm trên mỗi ha tiếp nhận 106 m3 điều này chứng tỏ đây là vùng rất phong phú về tài nguyên nước. Nguồn nước tuy phong phú nhưng phân phối không đều theo không gian và thời gian đã gây nên những tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống của nhân dân sống trong vùng.