Hiện mỗi năm, Nhà nước cấp bù thủy lợi phí khoảng 6.500 tỷ đồng do chưa thu phí người sử dụng nước (miễn thủy lợi phí). Để giảm bớt sự bao cấp của Nhà nước, ngành thủy lợi, cần khai thác đa mục tiêu, kêu gọi đầu tư, xã hội hóa. Tuy nhiên, do công trình thủy lợi đa số phục vụ công ích, chi phí đầu tư cao, lợi nhuận thấp, nên chưa thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư…
Tình trạng cạn nước và biến đổi lòng dẫn sông Hồng phải được nhìn nhận là vấn đề rất nghiêm trọng và cần có giải pháp xử lý.
UBND tỉnh Cao Bằng đã có văn bản phân giao hệ thống gồm 3655 công trình thủy lợi cho cơ quan chuyên môn và cho các huyện trong tỉnh quản lý.
Hệ thống kênh mương nội đồng tại các cánh đồng ở Tuyên Quang được kiên cố gắn với chương tình xây dựng nông thôn mới của địa phương, nhờ đó ruộng đồng luôn “no nước”.
Ngày 18/10/2022 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang đã tổ chức buổi kiểm tra hiện trường đối với công trình Cải tạo, nâng cấp cống Yên Ninh đê tả Cầu, huyện Hiệp Hòa.
Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và toàn diện trong sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh hơn nữa công cuộc đổi mới và phát triển nông thôn mới của địa phương.
Dù đã vận hành 152 trạm bơm tiêu úng nhưng nhiều diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả... ở thành phố Hà Nội vẫn bị úng ngập sau 3 ngày mưa lớn, từ 10 đến 12-8 vừa qua. Một trong những nguyên nhân là do hệ thống thủy lợi của thành phố đang tồn tại những bất cập so với quy hoạch phát triển được xây dựng từ năm 2012. Để khắc phục hạn chế trên, việc tăng cường đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi là rất cần thiết.
Các tỉnh miền núi Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ có hệ thống đập, hồ thủy lợi khá lớn. Đây là những công trình đa dụng; phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo đảm ngăn, thoát lũ và từng bước góp phần phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhiều công trình do xây dựng lâu năm nên đã hư hỏng, xuống cấp, chưa được sửa chữa, nâng cấp hoặc sửa chữa, nâng cấp không đồng bộ ảnh hưởng đến an toàn hồ chứa, hạn chế chức năng tưới, tiêu...
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, địa hình hiểm trở, dân cư sống thưa thớt, nhưng nhờ những nỗ lực nhiều năm qua từ chính quyền địa phương, đến nay hầu hết các thôn, bản đều có công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, góp phần tích cực cải thiện đời sống nhân dân.
Hồ Núi Cốc là công trình trọng điểm cấp Quốc gia. Ngoài nhiệm vụ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước thô cho các nhà máy nước sạch, hồ còn có chức năng điều tiết, phòng lũ. Chính vì vậy, việc đánh giá hiện trạng công trình, cập nhật phân tích và đưa ra các giải pháp vận hành an toàn trong mùa mưa bão luôn được Công ty TNHH Một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên - đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý hồ, đặc biệt chú trọng. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Công Thịnh, Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên về việc thực hiện nhiệm vụ này.
Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Sở NN&PTNT về công tác thủy lợi, nước sạch và an toàn hồ đập trên địa bản tỉnh. Đồng chí Giáp Mai Thùy, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tiếp và làm việc với đoàn.
Huyện Lạc Thủy hiện có 118 công trình hồ chứa, bai dâng, trạm bơm phục vụ tưới chủ động cho trên 5,5 nghìn ha sản xuất nông nghiệp. Để bảo đảm an toàn cho các công trình đê điều, hồ đập… và đáp ứng đủ nước phục vụ sản xuất trước mùa mưa bão năm nay, ngành nông nghiệp huyện cùng các ngành, đơn vị chuyên môn đã tập trung kiểm tra, đánh giá hiện trạng, phát hiện những điểm xung yếu và triển khai phương án khắc phục, xử lý kịp thời.
Ngày 8.4, UBND tỉnh ban hành Công văn số 863/UBND-KT2 về việc thực hiện các giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh.
Qua rà soát tỉnh Hòa Bình có khoảng 107 hồ chứa đang bị xuống cấp nghiêm trọng, cần khoảng 600 tỷ đồng để khắc phục, sửa chữa.
Sau khi UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND ngày 24-9-2020 về việc "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19-9-2016 của UBND thành phố", nhiều xã viên và hợp tác xã vui mừng vì được trực tiếp quản lý, khai thác công trình phù hợp nhu cầu tưới tiêu của địa phương.
Nhiều đập, hồ thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội bị bồi lắng, hư hỏng, xuống cấp, giảm công năng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn... Trước tác động của thời tiết, thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đập, hồ thủy lợi.
Từ nhiều năm nay, vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở huyện Phú Lương, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vụ đông, bên cạnh các giải pháp về chuyển đổi cơ cấu giống, cân đối thời vụ và ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, huyện Phú Lương cũng chú trọng bảo đảm đủ nguồn nước tưới để bà con yên tâm sản xuất.
Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được đầu tư xây dựng kiên cố hóa, đảm bảo tưới tiêu ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Khắc phục khó khăn về nhân lực, các địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã linh hoạt trong việc huy động sức dân làm thủy lợi nội đồng. Với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế ở các địa phương giúp hệ thống kênh, mương nội đồng thông thoáng, bảo đảm dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh Bắc Kạn có hơn 2.400 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có nhiều hồ chứa nước được xây dựng trên 20 năm cần được sửa chữa và nâng cấp.