Thiết lập mô hình thuỷ lực hai chiều để tính toán lũ cho khu vực sông Hồng đoạn từ Sơn Tây tới Hưng Yên

Sông Hồng là con sông lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam, nó có giá trị về kinh tế và lịch sử rất lớn. Lũ và hạn hán trên Sông Hồng là những vấn đề nóng bỏng những năm gần đây. Dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng những vấn đề này ngày càng nghiêm trọng. Do đó mô phỏng lũ hay kiệt cho sông Hồng là rất quan trọng. Nghiên cứu này thiết lập mô hình toán để mô phỏng lũ cho khu vực Sông Hồng Hà Nội. Phương pháp sai phân hữu hạn được áp dụng để giải các phương trình nước mặt trên các mắt lưới (Staggered grid). Phương pháp tính toán những điểm khô và ướt (Wetting and drying scheme) cũng được xem xét trong nghiên cứu. Những kết quả về hiệu chỉnh và kiểm định của mô hình toán được đưa ra và thảo luận trong nghiên cứu này.

Ứng dụng mô hình Mike Flood trong dự báo ngập úng và xây dựng kế hoạch vận hành tiêu thoát nước phục vụ chỉ đạo điều hành tiêu nước tren lưu vực sông Tích – Nhuệ - Đáy

Trong giai đoạn hiện nay, điều kiện nắng nóng, mưa lũ ngày càng cực đoan thay đổi liên tục, thời gian nắng nóng kéo dài vào mùa kiệt và mưa lũ cục bộ, đột xuất có chiều hướng gia tăng, đã gây khó khăn cho sản xuất cũng như phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Để giúp các cơ quan ở trung ương và chính quyền các cấp có cách nhìn chi tiết về thực tế hiện nay và dự báo trong thời đoạn tiếp theo để đưa ra quyết định trong chỉ đạo, chỉ huy ứng phó phù hợp trên cơ sở mức độ hạn hán, ngập lụt do mưa lũ và nguồn lực của địa phương, Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai nhiệm vụ: “Dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước phục vụ chỉ đạo điều hành cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trên lưu vực sông Tích - Nhuệ - Đáy”. Phòng Quy hoạch Đê điều, Phòng chống thiên tai Viện Quy hoạch Thủy lợi là đơn vị thực hiện chính nhiệm vụ.

XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ KHAI THÁC SẢN PHẨM DỰ BÁO THEO THỜI GIAN THỰC TỪ CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO TOÀN CẦU PHỤC VỤ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TOÀN QUỐC

Trong những năm gần đây, dự báo khí hậu  đang là một trong những bài toán có tính ứng dụng rất lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều ngành kinh tế, xã hội. Thông tin dự báo là căn cứ cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có thể đưa ra kế hoạch sản suất phù hợp cũng như chủ động ứng phó với các thiên tai, thảm họa. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu,dường như các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng xảy ra với tần suất nhiều hơn, cường độ mạnh hơn, gây thiệt hại nặng nề, việc dự báo  dựa trên cơ sở các mô hình động lực trở nên ưu việt hơn so với phương pháp thống kê truyền thống.

Kịch bản phòng chống ngập lụt, úng vụ mùa năm 2020 khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ

Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã xây dựng xong các kịch bản về ngập lụt, úng ở các vùng/hệ thống thủy lợi trong vụ mùa 2020 tại vùng Trung du và Đồng bằng Bắc bộ. Qua đó, đưa ra các giải pháp hiệu quả để vận hành các công trình thủy lợi, điều hành tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

NGẬP LỤT Ở THÀNH PHỐ HÀ GIANG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Thành phố Hà Giang là một trong những khu vực có nguy cơ cao về lũ, ngập lụt trong khu vực Miền núi phía Bắc. Thành phố thường xuyên bị ngập bởi lũ sông Lô, sông Miện và các trận mưa lớn nội tại, điển hình là trận lũ tháng 9/2014, tháng 6/ 2018 và trận lũ vừa qua vào ngày 20-21/07/2020. Lũ, ngập lụt đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho tỉnh Hà Giang nói chung và thành phố nói riêng. Ngày 03/07/2020, Đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”đã tổ chức thành công hội thảo cho khu vực TP Hà Giang. Kết quả nghiên cứu về các nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng chống ngập lụt cho Thành phố được các đại biểu đánh giá cao về tính khoa học và thực tiễn, phù hợp với tình hình của địa phương.

NGHIÊN CỨU LỘ TRÌNH TÍCH HỢP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG HỒNG DỰA TRÊN HƯỚNG TIẾP CẬN CẢNH QUAN VÀ DỰA TRÊN HỆ SINH THÁI

Trên lưu vực sông Hồng trong những năm gần đây, những hoạt động trong lĩnh vực sử dụng đất, quản lý và sử dụng nguồn nước một mặt đã mang lại những tác động nhanh chóng và tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội nhưng mặt khác cũng để lại những ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Các quá trình đô thị hóa, phá rừng, nông nghiệp thâm canh, v.v… đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như ô nhiễm, suy thoái hệ sinh thái, tăng lượng phát thải khí nhà kính, thiếu hụt nước ngọt...Đây có thể gọi là vấn đề mất cân bằng nghiêm trọng giữa quá trình phát triển kinh tế xã hội với bảo tồn quỹ tài nguyên đất và nước.

Giám sát chất lượng nước sông Hồng phục vụ khai thác và bảo vệ nguồn nước

Lưu vực sông Hồng-Thái Bình là lưu vực sông lớn nhất miền Bắc. Đây là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động kinh tế xã hội khác của 16 tỉnh Bắc Bộ, một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Việt nam với tốc độ phát triển rất nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, dịch vụ, các hoạt động dân sinh, đồng thời có sự gia tăng việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp..., chất lượng nước sông Hồng-Thái Bình đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, thượng nguồn sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn thải phát sinh từ các hoạt động kinh tế của nước bạn. Cho đến nay có thể nhận thấy chất lượng nước trên lưu vực ngày càng suy giảm, nhiều hiện tượng ô nhiễm bất thường cũng đã được ghi nhận, gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái, sức khỏe người dân, và các hoạt động kinh tế xã hội.

Một số nghiên cứu về hiện trạng cung cấp nước của các hệ thống thuỷ nông ở đồng bằng sông hồng giai đoạn đổ ải trong những năm gần đây

Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nằm ở phía bắc Việt Nam và là đồng bằng lớn thứ hai của cả nước với diện tích tự nhiên khoảng 1,50 triệu ha (chiếm khoảng 4,5 % của cả nước), trong đó đất nông nghiệp khoảng 0,86 triệu ha (chiếm 9,2 % của cả nước), được coi là cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam, sản xuất nông nghiệp của vùng đến nay vẫn đóng một vai trò kinh tế, xã hội quan trọng

Trao đổi kinh nghiệm quản lý lưu vực sông giữa hai giáo sư đại học bách khoa valencia và văn phòng ban qlqhlv sông hồng – thái bình

Tiếp sau chuyến tham quan học tập của đoàn các lưu vực sông châu Á đến Tây Ban Nha, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức chuyến tham quan nghiên cứu lưu vực sông tại Philippines, Indonesia và Việt Nam cho hai giáo sư Joaquin Andreu Alvarez và Javier Paredes Arquiola của trường Đại học Bách Khoa Valencia (Tây Ban Nha)