Kịch bản phòng chống ngập lụt, úng vụ mùa năm 2020 khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ
Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã xây dựng xong các kịch bản về ngập lụt, úng ở các vùng/hệ thống thủy lợi trong vụ mùa 2020 tại vùng Trung du và Đồng bằng Bắc bộ. Qua đó, đưa ra các giải pháp hiệu quả để vận hành các công trình thủy lợi, điều hành tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Trước khi xây dựng kịch bản chi tiết về ngập úng cho năm 2020, Viện Quy hoạch thuỷ lợi đã xây dựng kịch bản khung về ngập úng với các nội dung như sau:
Kịch bản mưa: Đối với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, theo các quy hoạch đã được triển khai, hầu hết các hệ thống thủy lợi trong vùng đều đã được quy hoạch với tần suất mưa tiêu thiết kết P=10%. Do đó, trong quan điểm xây dựng kịch bản, sẽ xác định 3 kịch bản tương ứng với kịch bản mưa thường xuyên, mưa theo thiết kế và mưa vượt tần suất thiết kế. Tương ứng với các kịch bản mưa sẽ là tần suất lượng mưa tiêu thiết kế được dùng để xây dựng kịch bản:
+ Kịch bản mưa thường xuyên: Tần suất mưa tiêu ứng với P=50%, lượng mưa 1 ngày max khoảng 100mm, 3 ngày max là 200mm
+ Kịch bản mưa bằng thiết kế: Tần suất mưa tiêu ứng với P=10%, lượng mưa 1 ngày max khoảng 150mm, 3 ngày max là 320mm
+ Kịch bản mưa thường xuyên: Tần suất mưa tiêu ứng với P=5%, lượng mưa 1 ngày max khoảng 200mm, 3 ngày max là 350mm
Kịch bản về thời gian sinh trưởng của lúa: Ở miền Bắc các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 90 – 120 ngày, giống lúa trung ngày là 140 – 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ, do thời vụ gieo cấy có điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian sinh trưởng kéo dài 180 – 200 ngày. Tương ứng với giai đoạn sinh trưởng, chiều cao cây lúa sẽ phát triển theo một mức độ nhất định, đến giai đoạn chín hoàn toàn, cây lúa có khả năng đạt đến chiều cao là 1-1,2m; đặc biệt với giống cao cây có thể đạt chiều cao hơn 1,2m. Dựa trên quan điểm, tương ứng với từng thời kỳ sinh trưởng và với từng chiều cao phát triển của cây lúa thì khả năng chịu ngập cũng tăng lên. Do đó, trong xây dựng kịch bản ngập úng sẽ dựa trên kịch bản về khả năng chịu ngập của cây lúa, cũng như khả năng trữ của nước mưa trong ruộng lúa.
+ Kịch bản Giai đoạn lúa mới cấy: Cây lúa không có khả năng chịu ngập (khả năng chịu ngập: 0mm)
+ Kịch bản Giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng: Cây lúa đã phát triển được khoảng 30-55cm (khả năng chịu ngập: 100mm)
+ Kịch bản Giai đoạn lúa cuối vụ: Cây lúa đã phát triển được khoảng 75-105cm (khả năng chịu ngập: 250mm)
Tổ hợp các kịch bản tính toán ngập úng: Trên cơ sở của 03 kịch bản lượng mưa và 03 kịch bản về giai đoạn sinh trưởng của lúa, sẽ tổ hợp được 09 kịch bản tính toán ngập úng cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
- Kịch bản ngập úng cho giai đoạn lúa mới cấy:
+ Kịch bản 1-1 (KB1-1): Lúa mới cấy; lượng mưa thường xuyên (P=50%).
+ Kịch bản 1-2 (KB1-2): Lúa mới cấy; lượng mưa bằng tần suất mưa tiêu (P=10%).
+ Kịch bản 1-3 (KB1-3): Lúa mới cấy; lượng mưa vượt tần suất mưa tiêu (P=5%).
- Kịch bản ngập úng cho giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng:
+ Kịch bản 2-1 (KB2-1): Lúa đẻ nhánh, làm đòng; lượng mưa thường xuyên (P=50%).
+ Kịch bản 2-2 (KB2-2): Lúa đẻ nhánh, làm đòng; lượng mưa bằng tần suất mưa tiêu (P=10%).
+ Kịch bản 2-3 (KB2-3): Lúa đẻ nhánh, làm đòng; lượng mưa vượt tần suất mưa tiêu (P=5%).
- Kịch bản ngập úng cho giai đoạn Lúa cuối vụ:
+ Kịch bản 3-1 (KB3-1): Lúa cuối vụ; lượng mưa thường xuyên (P=50%).
+ Kịch bản 3-2 (KB3-2): Lúa cuối vụ; lượng mưa bằng tần suất mưa tiêu (P=10%).
+ Kịch bản 3-3 (KB3-3): Lúa cuối vụ; lượng mưa vượt tần suất mưa tiêu (P=5%).
Kịch bản ngập lụt, úng năm 2020
Kịch bản ngập úng dựa trên dự báo mưa dài hạn: Trên cơ sở dự báo dài hạn về lượng mưa năm 2020 cho thấy năm 2020 có thể không xảy ra mưa lớn đến mức gây ngập úng cho vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Kịch bản ngập úng ứng theo các kịch bản khung:
Diện tích ngập các khu vực tương ứng một số kịch bản
Đơn vị: ha
TT |
Vùng |
Kịch bản mưa 50% - Lúa mới cấy (KB1-1) |
Kịch bản mưa 10% - Lúa làm đòng (KB2-2) |
Kịch bản mưa 10% - Lúa trưởng thành (KB3-2) |
Kịch bản mưa 5% - Lúa trưởng thành (KB3-3) |
Khu vực có nguy cơ ngập úng |
1 |
Phú Thọ |
1041 |
2027 |
1819 |
1584 |
Việt Trì, TX Phú Thọ, Lâm Thao, Cẩm Khê |
2 |
Vĩnh Phúc |
6080 |
9220 |
7990 |
9340 |
Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc |
3 |
Bắc Giang |
638 |
2660 |
2381 |
2705 |
Việt Yên, Yên Dũng, TP Bắc Giang, Lạng Giang, Lục Nam |
4 |
Bắc Đuống (Bắc Ninh - Hà Nội) |
824 |
1270 |
240 |
828 |
Tiên Du, Quế Võ, Từ Sơn, TP Bắc Ninh |
5 |
Bắc Hưng Hải và 4 huyện vùng triều Hải Dương |
9030 |
19300 |
1360 |
3230 |
Thanh Hà, Hải Dương, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Thuận Thành.. |
6 |
Hải Phòng |
1057 |
2345 |
1410 |
1706 |
Huyện Thủy Nguyên, An Dương, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo |
7 |
Tích – Nhuệ - Đáy (Hà Nội - Hà Nam) |
1410 |
11964 |
8748 |
10520 |
Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thường Tín |
8 |
Bắc Nam Hà |
940 |
7.700 |
300 |
2.300 |
Huyện Ý Yên, Vụ Bản tỉnh Nam Định |
9 |
Trung Nam Định |
5120 |
8710 |
5110 |
7500 |
Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng |
10 |
Nam Nam Định |
9930 |
13570 |
9230 |
12530 |
Xuân Trường, Giao Thủy, Hải hậu |
11 |
Bắc Thái Bình |
18241 |
21036 |
6650 |
12886 |
Thái Thụy, Hưng Hà, Đông Hưng |
12 |
Nam Thái Bình |
15959 |
19846 |
6135 |
1955 |
Thành phố, Kiến Xương, Vũ Thư |
13 |
Ninh Bình |
3.973 |
7.406 |
3.631 |
4.294 |
Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô |
Tổng cộng |
74.243 |
127.054 |
55.004 |
73.628 |
Giải pháp phòng chống ngập lụt, úng: Để đảm bảo ứng phó với tình hình ngập lụt úng trong mùa mưa năm 2020, cần thực hiện các nội dung sau:
- Do việc dự báo mưa dài hạn là công việc rất khó khăn, thiếu tin cậy nên trong việc dự báo ngập lụt úng cần sử dụng tài liệu mưa ngắn hạn từ các nguồn khác nhau và từ đó lựa chọn kết quả dự báo phù hợp để tính toán dự báo ngập lụt, úng.
- Việc tính toán, dự báo ngập lụt, úng được thực hiện dựa trên tình hình mực nước trong các hệ thống thuỷ lợi ở thời điểm hiện tại, dự báo lượng mưa, mực nước sông ngoài trong nhứng ngày kế tiếp (3-5 ngày), tính toán khả năng tiêu thoát của hệ thống dựa trên năng lực tiêu của hệ thống.
- Việc tuân thủ quy trình vận hành đã được phê duyệt là yêu cầu bắt buộc trong vận hành tiêu úng.
- Để tránh rủi ro về việc ngập úng và thiệt hại về kinh tế kiến nghị các tỉnh không gieo sạ trong vụ mùa.
- Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam ưu tiên phân phối điện năng để phục vụ bơm tiêu trong trường hợp có mưa lớn, xảy ra ngập úng trên vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.
Kiến nghị:
1) Cơ cấu lại phương thức canh tác ở những khu vực có cao độ thấp trong lưu vực theo hướng, các khu vực thấp trũng được sử dụng để trữ nước mưa và nuôi trồng thuỷ sản.
2) Tiếp tục nâng cao công nghệ, chất lượng dự báo mưa, đặc biệt là các trận mưa lớn với lượng mưa 1 ngày vượt 100mm.
3) Hoàn thiện các hệ thống tiêu theo các quy hoạch đã được phê duyệt, cụ thể như: Các hệ thống tiêu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo quy hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Đà – Thao; Hệ thống tiêu nước động lực tỉnh Vĩnh Phúc; Các trạm bơm tiêu Kim Đôi 3, Thái Hoà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Nạo vét hệ thống trục Bắc Hưng Hải; Xây dựng các trạm bơm Liên Mạc, Đào Nguyên, Yên Thái và nạo vét trục sông Nhuệ; Hoàn thiện hệ thống tiêu khu vực hữu Tích, hữu Bùi; Nâng cấp các trạm bơm tiêu ra sông Đáy thuộc khu Nam Ninh Bình; Nâng cấp các trạm bơm Quỹ Độ, sông Chanh thuộc hệ thống Bắc Nam Hà; Xây dựng các trạm bơm tiêu nước vùng Trung Nam Định; Xây dựng các trạm bơm Cộng Hiền 2, Bát Trang, Quang Hưng, Đợn thuộc thành phố Hải Phòng.
Nguồn:Phòng QHTL Bắc Bộ
- Thiết lập mô hình thuỷ lực hai chiều để tính toán lũ cho khu vực sông Hồng đoạn từ Sơn Tây tới Hưng Yên
- Ứng dụng mô hình Mike Flood trong dự báo ngập úng và xây dựng kế hoạch vận hành tiêu thoát nước phục vụ chỉ đạo điều hành tiêu nước tren lưu vực sông Tích – Nhuệ - Đáy
- XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ KHAI THÁC SẢN PHẨM DỰ BÁO THEO THỜI GIAN THỰC TỪ CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO TOÀN CẦU PHỤC VỤ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TOÀN QUỐC
- NGẬP LỤT Ở THÀNH PHỐ HÀ GIANG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP
- NGHIÊN CỨU LỘ TRÌNH TÍCH HỢP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG HỒNG DỰA TRÊN HƯỚNG TIẾP CẬN CẢNH QUAN VÀ DỰA TRÊN HỆ SINH THÁI
- Giám sát chất lượng nước sông Hồng phục vụ khai thác và bảo vệ nguồn nước
- Một số nghiên cứu về hiện trạng cung cấp nước của các hệ thống thuỷ nông ở đồng bằng sông hồng giai đoạn đổ ải trong những năm gần đây
- Trao đổi kinh nghiệm quản lý lưu vực sông giữa hai giáo sư đại học bách khoa valencia và văn phòng ban qlqhlv sông hồng – thái bình
- Ứng dụng mô hình thuỷ động lực học mike 11 phục vụ công tác quy hoạch và quản lý nguồn nước lưu vực sông hồng