Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2020 của Ban Quản lý quy hoạch LVS Hồng - Thái Bình

Ngày 10/7/2020, Ban QLQHLV sông Hồng - Thái Bình đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2020 và đề ra phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm. Hội nghị diễn ra tại Tam Đảo - Vĩnh Phúc với sự tham dự của Văn phòng Ban, các tiểu Ban QLQH sông Đáy, sông Cầu và đại diện của 25 tỉnh thành là thành viên của Ban. Ông Đỗ Văn Thành, Chánh văn phòng Ban, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi, đã chủ trì và chỉ đạo Hội nghị.

Ngày 10/7/2020, Ban QLQHLV sông Hồng - Thái Bình đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2020 và đề ra phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm. Hội nghị diễn ra tại Tam Đảo - Vĩnh Phúc với sự tham dự của Văn phòng Ban, các tiểu Ban QLQH sông Đáy, sông Cầu và đại diện của 25 tỉnh thành là thành viên của Ban. Ông Đỗ Văn Thành, Chánh văn phòng Ban, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi, đã chủ trì và chỉ đạo Hội nghị.

Tại Hội nghị sơ kết, các đại biểu đã cùng với Văn phòng Ban và các Tiểu ban đánh giá lại toàn bộ hoạt động của Ban cũng như những thuận lợi, khó khăn mà công tác thủy lợi đã gặp phải trong 6 tháng đầu năm 2020. Trong nửa đầu năm 2020, trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình đã gặp nhiều vấn đề bất lợi như diễn biến thời tiết bất thường, mưa trái mùa xảy ra đầu năm, nắng nóng diễn ra vào thời gian gần đây, các hồ chứa đầu mùa bị thiếu hụt lượng nước trữ so với trung bình nhiều năm, mực nước trên các sông tiếp tục xuống thấp…, đồng thời việc giãn cách xã hội do bệnh dịch làm cho nhiều công tác ngành thủy lợi bị gián đoạn, khó khăn… Tuy nhiên các địa phương trong lưu vực đã có nhiều cố gắng, nhiều giải pháp khắc phục. Văn phòng Ban QLQHLVS Hồng - Thái Bình cũng đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn, các địa phương… tư vấn tốt cho cơ quan quản lý có kế hoạch cấp nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân đạt hiệu quả cao, làm tốt việc dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước cho các công trình thủy lợi, các địa phương chủ động bố trí sản xuất, thích ứng với diễn biết bất thường của thời tiết. Các đại biểu cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất, kiến nghị những giải pháp để phát triển công tác thủy lợi trên lưu vực:

Về hệ thống công trình thủy lợi: Do xây dựng lâu, một số công trình thủy lợi tiếp tục xuống cấp và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dòng chảy trên các sông suối, dung tích các hồ chứa trên địa bàn nhiều tỉnh vụ Đông - Xuân dao động ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm và thấp hơn vụ Đông - Xuân năm 2018-2019 do vậy các tháng cuối mùa kiệt có thể xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ. Đề nghị:

+ Quan tâm đầu tư các cống đầu mối trên đê đã xuống cấp và đầu tư xây dựng mới các trạm bơm tiêu úng như: trạm bơm Rõng huyện Trực Ninh, trạm bơm Độc Bộ huyện Ý Yên,... Hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án quản lý và nâng cao an toàn đập;

+ Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT hỗ trợ kinh phí chống hạn vụ Đông Xuân; cấp kinh phí cải tạo, nâng cấp các trạm bơm ven sông lấy nước ở mực nước thấp, kinh phí thực hiện cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi vừa và lớn;

Tăng cường các nguồn vốn đầu tư các trạm bơm dã chiến cần xây dựng khẩn cấp, các trạm bơm kiên cố thay thế công trình lấy nước không hiệu quả khi mực nước xuống thấp;

+ Phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu phương án khắc phục tình trạng lòng sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội bị hạ thấp ngày một nghiêm trọng làm giảm hiệu quả khai thác tài nguyên nước

+ Rà soát, đầu tư xây dựng các hồ chứa nước lớn ở thượng nguồn để tích trữ nguồn nước, đồng thời cấp nước cho phần diện tích phải phụ thuộc và mực nước của sông. Cải tạo nâng cấp các hồ chứa nước bị xuống cấp để tăng khả năng tích nước phục vụ sản xuất.

+ Xem xét cấp kinh phí để lập dự án xây dựng các đập ngăn mặn giữ ngọt và trang bị hệ thống đo mực nước, độ mặn tự động đối với một số cống tưới vùng triều

+ Hàng năm xây dựng kế hoạch phòng chống hạn nhằm sử dụng hiệu quả tiết kiệm nước hiện có, cũng như nguồn nước khi các hồ chứa thuỷ điện xả nước, thường xuyên tu bổ, sửa chữa hệ thống công trình, thiết bị máy móc cơ điện để có thể chủ động bơm nước phục vụ gieo cấy;

Về vấn đề ô nhiễm môi trường

+ Hiện nay chất lượng nước bị ô nhiễm, dòng chảy đang bị cạn kiệt dần, đề nghị hỗ trợ các giải pháp trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, xây dựng hệ thống hồ điều hoà đầu nguồn, cải tạo nâng cấp các công trình thuỷ lợi và xây dựng quy trình tưới tiêu khoa học tiết kiệm nước; kiểm soát chất lượng nước thải, chất thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị và các làng nghề…. những vấn đề này đã mang hiệu quả thiết thực đối với công tác thuỷ lợi.

+ Cần có các biện pháp đồng bộ giải quyết nước thải, chất thải rắn của các khu đô thị,  khu công nghiệp tập trung và các làng nghề … nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.

+ Tập trung kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm xả rác thải và lấn chiếm đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều đồng thời kiến nghị với chính quyền địa phương về tình hình vi phạm và các biện pháp giải quyết theo quy định của Pháp lệnh, Luật Thủy lợi, Luật Đê điều.

+ Hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền việc cấp phép xả nước thải vào các hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đề nghị cấp phép xả thải vào công trình thủy lợi

Về công tác quản lý vận hành hệ thống CTTL

+ Đề nghị có hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với các tổ chức thủy lợi cơ sở theo yêu cầu Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ. Hướng dẫn cụ thể về thành phần đối tượng cơ cấu tổ chức của tổ hợp tác, về chi phí cho công tác quản lý, vận hành của tổ chức thủy lợi cơ sở.

+ Tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ của tổ chức thủy lợi cơ sở để nâng cao năng lực trong việc quản lý, khai thác các công trình thủy lợi.

+ Công tác xây dựng nông thôn mới về tiêu chí thủy lợi tại một số xã chưa được chủ động, quan tâm thường xuyên nên chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch

+ Chủ động chia sẻ thông tin về nguồn nước, vận hành công trình và các giải pháp thủy lợi ứng phó trong điều kiện diễn biến thời tiết ngày một khó lường

+ Hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho địa phương để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đã nêu ở trên trong việc triển khai công tác đấu thầu quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi tưới. tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. dân sinh và xã hội trên địa bàn

Cùng trăn trở và chia sẻ với các đại biểu từ các Tiểu ban và các địa phương thành viên, ông Đỗ Văn Thành, Chánh Văn phòng Ban đã chỉ đạo Văn phòng Ban, Viện Quy hoạch Thủy lợi tiếp tục phối hợp với các thành viên của Ban tham mưu tốt hơn nữa việc lập quy hoạch thủy lợi, tư vấn quản lý nhà nước đối với các vấn đề hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn… chủ động ứng phó với lũ, mưa lớn, úng ngập có thể xảy ra trong mùa mưa. Ông Thành cũng mong muốn Tổng cục Thủy lợi tiếp tục phối hợp với Ban và các Sở Nông nghiệp và PTNT, các Chi cục Thủy lợi các tỉnh hoàn thiện thể chế, chính sách, đưa Luật Thủy lợi và các chính sách liên quan vào triển khai thực hiện, đặc biệt là các vấn đề về đánh giá hiệu quả sử dụng nước, cải thiện vai trò và hiệu quả hoạt động của các đơn vị quản lý ở địa phương, các công ty khai thác và các tổ chức dùng nước… nhằm nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả của công tác quản lý ngành thủy lợi trong lưu vực sông Hồng - Thái Bình.

Một số hình ảnh tại Hội nghị.

Nguồn: VP Ban QLQHLV sông Hồng -  Thái Bình

about-star