Huyện Lạc Thủy- Hòa Bình: Bảo đảm an toàn hồ, đập trước mùa mưa bão
Huyện Lạc Thủy hiện có 118 công trình hồ chứa, bai dâng, trạm bơm phục vụ tưới chủ động cho trên 5,5 nghìn ha sản xuất nông nghiệp. Để bảo đảm an toàn cho các công trình đê điều, hồ đập… và đáp ứng đủ nước phục vụ sản xuất trước mùa mưa bão năm nay, ngành nông nghiệp huyện cùng các ngành, đơn vị chuyên môn đã tập trung kiểm tra, đánh giá hiện trạng, phát hiện những điểm xung yếu và triển khai phương án khắc phục, xử lý kịp thời.
Vụ xuân năm nay, xã Hưng Thi gieo trồng 339 ha cây trồng các loại. Để đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất, ngay từ đầu vụ, UBND xã đã chỉ đạo các đơn vị, cán bộ chuyên môn thường xuyên bám sát đồng ruộng để nắm tình hình. Đồng thời, phát hiện và khắc phục ngay những sự cố phát sinh, những vị trí xung yếu. Đồng chí Lương Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Hưng Thi cho biết: Hàng năm, trước mùa mưa bão, xã chủ động phối hợp với huyện và các đơn vị chuyên môn đánh giá hiện trạng đê, kè, cống và kiểm kê vật tư phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT& TKCN). Từ đó, đưa ra các phương án sửa chữa, bảo đảm vận hành an toàn. Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động người dân không lấn chiếm hành lang đê điều và sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện, hậu cần theo phương châm "4 tại chỗ” để có phương án xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Luôn chủ động xây dựng kế hoạch và tăng cường kiểm tra, giám sát nên đến thời điểm này, các công trình hồ chứa, đê điều trên địa bàn cơ bản đảm bảo an toàn, vận hành tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Trên địa bàn huyện hiện có 73 công trình hồ chứa, 24 bai dâng, 21 công trình trạm bơm phục vụ tưới chủ động cho các diện tích cây trồng. Ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vận hành, điều tiết nước, tránh tình trạng tháo nước đánh bắt cá, tận dụng tối đa nước đảm bảo nhu cầu sản xuất vụ xuân. Tăng cường đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ. Chỉ đạo các địa phương tổ chức chiến dịch toàn dân làm giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng để khắc phục các công trình hư hỏng nhỏ; nạo vét khơi thông dòng chảy, phá bỏ ách tắc trên các hệ thống kênh tiêu; phát quang mái đê; bảo vệ trọng điểm đê, kè, cống xung yếu; xây dựng và củng cố lực lượng xung kích cấp xã.
Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều năm 2021, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện yêu cầu các xã, thị trấn khẩn trương hoàn thành công tác tu bổ, bảo dưỡng, sửa chữa đối với 11 công trình đê điều, thủy lợi bị hư hỏng, ảnh hưởng do thiên tai. Các địa phương cũng chủ động chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư dự trữ, huy động vật tư trong Nhân dân khi có sự cố xảy ra; tổ chức diễn tập phương án PCTT& TKCN, kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện sẵn sàng xử lý các tình huống. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, sát với từng vùng để đạt hiệu quả cao nhất. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân về PCTT&TKCN…
Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Lạc Thủy có 9/10 xã vùng ven sông Bôi, Thanh Hà và sông Đập nên nhiều hộ nằm trong vùng chịu ảnh hưởng thiên tai hàng năm. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, huyện rà soát, xây dựng phương án bố trí dân cư tại chỗ cho 740 hộ nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai cao. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn rà soát đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi trên địa bàn trước, trong và sau mùa mưa lũ; đề xuất với Sở NN&PTNT hỗ trợ kinh phí sửa chữa, nâng cấp các công trình hư hỏng. Đối với các công trình bị xuống cấp, không đảm bảo an toàn, huyện chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành không được tích nước và có phương án ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra. Kịp thời báo cáo với huyện để sử dụng nguồn vốn duy tu các công trình bị sự cố, xuống cấp. Đến thời điểm này, 10/10 xã trên địa bàn huyện đã thành lập tổ xung kích PCTT cấp xã, đảm bảo đủ quân số theo quy định.
Nguồn: Báo Hòa Bình điện tử.
- Các công ty khai thác công trình thủy lợi loay hoay với bài toán kinh phí
- Biến đổi lòng dẫn sông Hồng là vấn đề rất nghiêm trọng
- Tỉnh Cao Bằng rà soát và phân giao công trình thủy lợi
- Tuyên Quang: Ruộng đồng no nước nhờ kênh mương kiên cố
- Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình Cải tạo, nâng cấp cống Yên Ninh đê tả Cầu, huyện Hiệp Hòa
- Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên: Đảm bảo ổn định nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt
- Hà Nội: Cần tăng cường đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi
- Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước ở miền núi
- NCERWASS Bắc Kạn nỗ lực đưa nước sạch về với người dân
- Đảm bảo an toàn khi hồ Núi Cốc xả lũ
- Tổng cục Thủy lợi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang
- Hưng Yên: Thực hiện các giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh
- Cần khoảng 600 tỷ để 'cấp cứu' 107 hồ chứa ở Hòa Bình
- Hà Nội: Quản lý, khai thác hiệu quả công trình thủy lợi nội đồng
- Hà Nội: Nhiều giải pháp bảo đảm an toàn hồ, đập thủy lợi
- Huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên: Bảo đảm đủ nước cho vụ đông
- Cao Bằng: Khai thác hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu
- Tỉnh Bắc Giang: Khơi dậy sức dân làm thủy lợi nội đồng
- Bắc Kạn cần hàng trăm tỷ sửa chữa hồ, đập thủy lợi bị hư hỏng
- Hà Nội: Chủ động bảo đảm an toàn hồ, đập
- Bắc Giang nâng cao hiệu quả các công trình nước sạch nông thôn
- Bắc Kạn: Nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn
- Hà Giang: Hơn 150 công trình cấp nước sinh hoạt kém hiệu quả
- Thành phố Hà Nội phê duyệt danh mục các công trình thủy lợi phân cấp quản lý
- Cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất