Bắc Giang nâng cao hiệu quả các công trình nước sạch nông thôn
Với mục tiêu nâng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã tiến hành nâng cấp, đầu tư xây mới nhiều công trình cấp nước sạch.
Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với địa hình chủ yếu là đồi, núi nên điều kiện sản xuất và đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Trước đây, hầu hết các hộ dân đều sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước giếng khoan. Một số xã vùng cao, người dân dẫn nước từ khe suối về sử dụng trực tiếp nên chất lượng nước không được đảm bảo.
Không những thế, những năm gần đây hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, thiên tai, chất thải sinh hoạt, hóa chất nông nghiệp, nạn phá rừng… làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn sinh thủy cũng như chất lượng nước. Ngoài ra, còn có tình trạng một số công trình cấp nước thiếu nước về mùa khô, công tác quản lý, vận hành công trình cấp nước sạch tập trung cũng trở nên khó khăn hơn.
Ông Đinh Văn Phương, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lục Ngạn cho biết: Đến năm 2021, trên địa bàn toàn huyện tỷ lệ số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, bao gồm cả hộ sử dụng nước sạch là trên 95%. Trong đó, sử dụng nước sạch khoảng 10%.
Cũng theo ông Phương, thời gian trước cách thức vận hành các công trình nước sạch chủ yếu theo hình thức cộng đồng quản lý. Các công trình cấp nước tập trung sau khi xây dựng hoàn thành, chủ đầu tư bàn giao lại cho các đơn vị hưởng lợi tự quản lý, vận hành, khai thác nên khả năng bảo quản không cao. Hoạt động xây dựng, cũng như canh tác của bà con ở nhiều điểm đã phá vỡ hệ thống đường ống dẫn nước, làm cho công tác duy tu, sửa chữa ngày càng trở nên khó khăn và tốn thêm nhiều chi phí.
Đứng trước thực trạng đó, từ nhiều nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án nước sạch của tỉnh, cùng với chính sách mời gọi các doanh nghiệp cùng tham gia, UBND huyện Lục Ngạn đã đẩy mạnh công tác cải tạo, nâng cấp các công trình nước sạch. Trong đó phải kể đến cụm nước sạch tập trung đặt tại xã Hồng Giang. Công trình được UBND tỉnh Bắc Giang ủy quyền cho UBND huyện Lục Ngạn ký kết và thực hiện hợp đồng dự án với nhà đầu tư theo hình thức BOO, dự kiến tháng 6/2021 sẽ đi vào hoạt động.
Ông Trần Văn Ngọc Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lục Ngạn chia sẻ: Công trình nước sạch tại xã Hồng Giang có tổng mức đầu tư dự kiến 21,2 tỷ đồng, trong đó vốn chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới 13,78 tỷ đồng (chiếm 65%), còn lại là vốn nhà đầu tư (35%).
Công trình với tổng diện tích trên 2,2 nghìn m2 được đặt tại thôn Kép 2B (xã Hồng Giang). Công suất cấp nước của trạm khoảng 2.200 m3/ngày đêm. Khi công trình đưa vào sử dụng có khoảng khoảng 1.500 hộ, tương ứng hơn 8.900 nhân khẩu trên địa bàn xã Hồng Giang được hưởng lợi.
Không giấu được niềm vui, ông Bùi Văn Quân, thôn Kép 2, xã Hồng Giang chia sẻ: Khi nghe tin có công trình nước sạch được khởi công xây dựng gần nhà, bà con nhân dân háo hức và phấn khởi lắm. Vì thế khi công trình có đường điện cao áp của trạm xử lý nước đi qua, có nhà còn ủng hộ đất vườn cho chôn cột điện. Bản thân gia đình ông khi đường điện chạy ngầm qua cửa nhà, ông vẫn vui vẻ tạo điều kiện cho tổ thi công giải phóng mặt bằng, khẩn trương lắp đặt cho kịp tiến độ.
Ông Bùi Đức Văn, Chủ tịch UBND xã Hồng Giang cho biết: Công trình cấp nước sinh hoạt có ý nghĩa vô cùng thiết thực vì đã giải quyết tình trạng thiếu nước sạch ở địa phương bấy lâu nay. Đây là cơ sở giúp hàng nghìn hộ dân cải thiện điều kiện sống, nâng cao sức khỏe, an tâm sản xuất.
“Hiện, khi hai cụm công trình nước sạch liên xã Phượng Sơn, Qúy Sơn và cụm nước sạch xã Hồng Giang đưa vào hoạt động thì trên đại bàn huyện sẽ có thêm khoảng 30.000 nhân khẩu được sử dụng nước sạch. Huyện đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 50.000 nhân khẩu được sử dụng nước sạch", ông Đinh Văn Phương, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lục Ngạn, chia sẻ.
Nguồn: nongnghiep.vn
- Các công ty khai thác công trình thủy lợi loay hoay với bài toán kinh phí
- Biến đổi lòng dẫn sông Hồng là vấn đề rất nghiêm trọng
- Tỉnh Cao Bằng rà soát và phân giao công trình thủy lợi
- Tuyên Quang: Ruộng đồng no nước nhờ kênh mương kiên cố
- Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình Cải tạo, nâng cấp cống Yên Ninh đê tả Cầu, huyện Hiệp Hòa
- Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên: Đảm bảo ổn định nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt
- Hà Nội: Cần tăng cường đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi
- Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước ở miền núi
- NCERWASS Bắc Kạn nỗ lực đưa nước sạch về với người dân
- Đảm bảo an toàn khi hồ Núi Cốc xả lũ
- Tổng cục Thủy lợi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang
- Huyện Lạc Thủy- Hòa Bình: Bảo đảm an toàn hồ, đập trước mùa mưa bão
- Hưng Yên: Thực hiện các giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh
- Cần khoảng 600 tỷ để 'cấp cứu' 107 hồ chứa ở Hòa Bình
- Hà Nội: Quản lý, khai thác hiệu quả công trình thủy lợi nội đồng
- Hà Nội: Nhiều giải pháp bảo đảm an toàn hồ, đập thủy lợi
- Huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên: Bảo đảm đủ nước cho vụ đông
- Cao Bằng: Khai thác hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu
- Tỉnh Bắc Giang: Khơi dậy sức dân làm thủy lợi nội đồng
- Bắc Kạn cần hàng trăm tỷ sửa chữa hồ, đập thủy lợi bị hư hỏng
- Hà Nội: Chủ động bảo đảm an toàn hồ, đập
- Bắc Kạn: Nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn
- Hà Giang: Hơn 150 công trình cấp nước sinh hoạt kém hiệu quả
- Thành phố Hà Nội phê duyệt danh mục các công trình thủy lợi phân cấp quản lý
- Cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất