Bắc Kạn: Nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn
Những dự án nước sạch tại tỉnh Bắc Kạn đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn những nơi được hưởng lợi, giúp người dân giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Từ năm 2016 đến nay, Bắc Kạn đã đầu tư xây dựng mới và cải tạo hệ thống cấp nước cũ được 32 công trình, cấp cho 11.992 hộ dân nông thôn. Chương trình nước sạch được thực hiện chủ yếu bằng các nguồn vốn do Trung ương hỗ trợ và vốn vay Ngân hàng thế giới.
Cơ bản các công trình trong giai đoạn này, sau đầu tư đã thành lập được tổ quản lý, hộ gia đình được cấp đồng hồ đo lưu lượng nước, có đóng tiền sử dụng nước hàng tháng nên có kinh phí duy trì hoạt động.
Để các công trình phát huy hiệu quả, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Kạn đã thường xuyên tổ chức lồng ghép nội dung cấp nước an toàn trong các lớp tập huấn quản lý vận hành hàng năm trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn phát hành tờ rơi, tranh ảnh tuyên truyền về cấp nước an toàn cho UBND các xã, các tổ quản lý công trình cấp nước.
Ông Bế Ngọc Hùng, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Kạn, cho hay, để những công trình nước phát huy được hiệu quả, việc thực hiện các kế hoạch truyền thông là rất quan trọng. Triển khai thực hiện thông qua các hình thức khác nhau, giúp cho người dân và địa phương được hưởng lợi nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng đối với sử dụng tài nguyên nước.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn, công tác quản lý các công trình nước sạch trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Việc xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh sản xuất cung cấp nước sạch tập trung không thực hiện được do những nguyên nhân: đa số công trình cấp nước nông thôn có quy mô cấp nước nhỏ; dân cư phân tán, thực hiện quản lý vận hành khó khăn, lợi nhuận kinh doanh từ cung cấp sản xuất nước sạch thấp, ảnh hưởng lớn đến vận hành và cấp nước an toàn của công trình.
Công trình nước sạch thường xuyên gặp hư hỏng do thiên tai diễn biến phức tạp, nguồn nước cạn kiệt mùa khô ảnh hưởng lớn tới cấp nước cho các công trình cấp nước tập trung nông thôn.
Đa số công trình nước sinh hoạt tập trung nằm tại vùng sâu, vùng xa, trình độ nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, ý thức bảo vệ và bảo quản công trình chưa cao, vì vậy vẫn để xảy ra tình trạng phá hoại cơ sở vật chất. Một số công trình hiệu quả sử dụng hạn chế, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước so với thiết kế trước khi xây dựng đạt thấp...
Những công trình nước sạch tập trung của giai đoạn mới tái lập tỉnh (năm 1997) đến trước 2010 được bàn giao cho các xã quản lý hầu hết không thành lập tổ quản lý, không thu phí sử dụng, công trình chỉ giao cho cộng đồng quản lý nhanh chóng xuống cấp, không phân giao trách nhiệm về việc quản lý tài sản công cộng. Dẫn tới có nhiều công trình hư hỏng và không phát huy được hiệu quả.
Thông tin về kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn Hà Kim Oanh: Mục tiêu của tỉnh cấp nước sinh hoạt cho dân cư nông thôn đạt và giữ mức tỷ lệ 98% trở lên, nâng tỷ lệ cấp nước đạt quy chuẩn cho các hộ dân nông thôn đạt 55%. Phấn đấu phát triển bền vững nguồn cấp nước, công trình cấp nước và bền vững tỷ lệ cấp nước.
Nhưng để thực hiện được mục tiêu trên là không phải dễ dàng với một địa phương như Bắc Kạn, tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước, kinh phí đầu tư xây dựng công trình cấp nước chủ yếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, trong khi ngân sách của tỉnh lại hạn chế.
Bắc Kạn thiếu gần 100 tỷ để sửa chữa 63 công trình nước sạch
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có tới 63 công trình nước sạch đầu tư sau giai đoạn tái lập tỉnh năm 1997 bị hư hỏng và không phát huy tác dụng.
Đây là những công trình được đầu tư bằng các nguồn tiền 135, nguồn tài trợ nước ngoài. Cơ bản các công trình không được lắp đặt đồng hồ nước thu tiền sử dụng nên người dùng thiếu ý thức trách nhiệm trong sử dụng và bảo vệ tài sản. Vì vậy khi hư hỏng đã không có kinh phí cho duy trì hoạt động và sửa chữa.
Để sửa chữa, nâng cấp và lắp đặt thêm thiết bị (trong đó có đồng hồ nước để tính phí) để sử dụng lâu dài, bền vững cho nhân dân các vùng được hưởng lợi thì cần tổng kinh phí lên tới gần 100 tỷ đồng.
Nguồn: nongnghiep.vn
- Các công ty khai thác công trình thủy lợi loay hoay với bài toán kinh phí
- Biến đổi lòng dẫn sông Hồng là vấn đề rất nghiêm trọng
- Tỉnh Cao Bằng rà soát và phân giao công trình thủy lợi
- Tuyên Quang: Ruộng đồng no nước nhờ kênh mương kiên cố
- Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình Cải tạo, nâng cấp cống Yên Ninh đê tả Cầu, huyện Hiệp Hòa
- Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên: Đảm bảo ổn định nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt
- Hà Nội: Cần tăng cường đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi
- Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước ở miền núi
- NCERWASS Bắc Kạn nỗ lực đưa nước sạch về với người dân
- Đảm bảo an toàn khi hồ Núi Cốc xả lũ
- Tổng cục Thủy lợi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang
- Huyện Lạc Thủy- Hòa Bình: Bảo đảm an toàn hồ, đập trước mùa mưa bão
- Hưng Yên: Thực hiện các giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh
- Cần khoảng 600 tỷ để 'cấp cứu' 107 hồ chứa ở Hòa Bình
- Hà Nội: Quản lý, khai thác hiệu quả công trình thủy lợi nội đồng
- Hà Nội: Nhiều giải pháp bảo đảm an toàn hồ, đập thủy lợi
- Huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên: Bảo đảm đủ nước cho vụ đông
- Cao Bằng: Khai thác hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu
- Tỉnh Bắc Giang: Khơi dậy sức dân làm thủy lợi nội đồng
- Bắc Kạn cần hàng trăm tỷ sửa chữa hồ, đập thủy lợi bị hư hỏng
- Hà Nội: Chủ động bảo đảm an toàn hồ, đập
- Bắc Giang nâng cao hiệu quả các công trình nước sạch nông thôn
- Hà Giang: Hơn 150 công trình cấp nước sinh hoạt kém hiệu quả
- Thành phố Hà Nội phê duyệt danh mục các công trình thủy lợi phân cấp quản lý
- Cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất