Thái Bình: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả
Theo Trung tâm Khuyến nông Thái Bình, trong những năm gần đây, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cây rau màu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đã được nông dân nhiều địa phương trong tỉnh thực hiện. Đã có nhiều mô hình chuyển đổi thành công, đã và đang tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao và là những địa chỉ để nông dân trong toàn tỉnh học tập, mạnh dạn chuyển đổi.
Trong 5 năm qua, tại xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ đã chuyển đổi được 170 ha cấy lúa kém hiệu quả, hình thành vùng chuyên canh rau màu lớn của tỉnh. Mỗi năm, vùng chuyên canh rau màu của Quỳnh Hải sản xuất, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng chục nghìn tấn rau màu các loại. Vụ Đông năm 2020 toàn xã có 260 ha trồng cây màu các loại như su hào, cải bắp, súp lơ, hành lá... đem lại doanh thu khoảng 600 - 800 triệu đồng/ha.
Từ những mảnh ruộng cấy 1 vụ lúa, thậm chí bỏ hoang nhiều vụ, nay chuyển đổi sang cây trồng mới, thay đổi tư duy sản xuất đã mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng cho gia đình ông Phạm Văn Toản, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Năm 2018, ông Toản đã thuê lại gần 4 ha để cải tạo, đắp ụ, chôn cọc, lắp đặt giàn bằng dây thép để trồng sắn dây. Đây là loại cây dễ trồng, không kén đất, chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc, ít dịch bệnh nên ngay vụ đầu tiên ông Toản có được vụ sắn thành công ngoài mong đợi với lợi nhuận thu được cũng cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Bên cạnh đó, rất nhiều mô hình chuyển đổi sang cây trồng rau màu, lương thực thực phẩm khác đem lại hiệu quả cao như: Mô hình trồng bí xanh tại xã Tân Phong - Vũ Thư với thời gian sinh trưởng ngắn, quay vòng vốn nhanh mỗi vụ cho thu nhập trên 150 triệu đồng/ha; Các mô hình trồng nấm với nguồn vốn đầu tư thấp, sản xuất đơn giản, công chăm sóc không nhiều nhưng là sản phẩm sạch, an toàn nên giá trị sản phẩm cao, dễ tiêu thụ... là những ưu điểm của mô hình trồng nấm đang được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình chọn làm hướng phát triển kinh tế của gia đình./.
Nguồn: https://www.mard.gov.vn/

- Tỉnh Cao Bằng rà soát và phân giao công trình thủy lợi
- Tuyên Quang: Ruộng đồng no nước nhờ kênh mương kiên cố
- Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình Cải tạo, nâng cấp cống Yên Ninh đê tả Cầu, huyện Hiệp Hòa
- Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên: Đảm bảo ổn định nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt
- Hà Nội: Cần tăng cường đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi
- Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước ở miền núi
- NCERWASS Bắc Kạn nỗ lực đưa nước sạch về với người dân
- Đảm bảo an toàn khi hồ Núi Cốc xả lũ
- Tổng cục Thủy lợi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang
- Huyện Lạc Thủy- Hòa Bình: Bảo đảm an toàn hồ, đập trước mùa mưa bão
- Hưng Yên: Thực hiện các giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh
- Cần khoảng 600 tỷ để 'cấp cứu' 107 hồ chứa ở Hòa Bình
- Hà Nội: Quản lý, khai thác hiệu quả công trình thủy lợi nội đồng
- Hà Nội: Nhiều giải pháp bảo đảm an toàn hồ, đập thủy lợi
- Huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên: Bảo đảm đủ nước cho vụ đông
- Cao Bằng: Khai thác hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu
- Tỉnh Bắc Giang: Khơi dậy sức dân làm thủy lợi nội đồng
- Bắc Kạn cần hàng trăm tỷ sửa chữa hồ, đập thủy lợi bị hư hỏng
- Hà Nội: Chủ động bảo đảm an toàn hồ, đập
- Bắc Giang nâng cao hiệu quả các công trình nước sạch nông thôn
- Bắc Kạn: Nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn
- Hà Giang: Hơn 150 công trình cấp nước sinh hoạt kém hiệu quả
- Thành phố Hà Nội phê duyệt danh mục các công trình thủy lợi phân cấp quản lý
- Cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất
- Hà Nội - Cần thiết hỗ trợ phát triển thủy lợi nội đồng
Tin cùng loại
